Người đi tiên phong đem quả ngọt về vùng đất chua, phèn ở Mỹ Bình
Những năm trở lại đây, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn Đức Huệ đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả. Ông Lê Văn Đù. Sinh năm 1962. Cư ngụ tại ấp 6 xã Mỹ Bình huyện Đức Huệ tỉnh Long An, thành công với mô hình trồng các loại cây ăn quả là một trong những người như thế.
Là một người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ở miền quê là vùng đất phèn, chua, mặn của huyện Đức Huệ, tình trạng khô hạn vào mùa nắng, lụt lội vào mùa mưa là đặc trưng của vùng đất này, nơi đây hơn 10 năm về trước không một loại hoa màu nào có thể sinh trưởng tốt, còn lúa thì quanh năm chỉ sản xuất đươc một vụ Đông Xuân nhưng năng suất không cao nên kinh tế của gia đình ông vẫn khó khăn như bao gia đỉnh khác trong ấp. Trong khi đó, ông là lao động chính, là trụ cột gia đinh và phải đang nuôi hai người con đang ăn học. Với ý chí vươn lên từ nông nghiệp, không rời bỏ nghề nông truyền thống bao đời của gia đình, nhiều mùa lây hoay với việc chuyển đổi cây trồng nhưng không mang lại hiệu quả. Ông quyết tìm hướng đi mới, để đổi đời, góp phần thay đổi diện mạo quê hương.
Với ý chí dám nghĩ, dám làm, dám mạnh dạn đổi mới thói quen trong sản xuất nông nghiệp, ông đã tìm hiểu về cây dừa. Sau đó, ông nghiên cứu về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù của vùng đất Mỹ Bình với cây dừa, rồi tiến hành trồng thử nghiệm. Lần đầu tiên cây dừa xuất hiện ở vùng đất này, nhiều bà con chòm xóm xung quanh cho rằng ông Lê Văn Đù là người bị “hâm”. Âu đó cũng là lẽ thường tình trong xã hội, bởi vì thông thường những người đi tiên phong đổi mới thường bị những người xung quanh-những người quen với tập tục sản xuất cũ đánh giá là đi ngược với truyền thống, là làm chuyện không giống ai, là có vấn đề. Ngoài cây dừa, ông còn là người tiên phong trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác như: bơ, chanh, sầu riêng…nhưng ông tâm huyết nhất là cây dừa. Nên từ đó, ông mạnh dạn chuyển đổi hoàn toàn cây lúa nước sang trồng cây dừa trên cánh đồng gia đình đang canh tác xưa nay. Ông tâm sự “Phải trải qua nhiều khó khăn, nhiều lần thất bại, chịu đựng nhiều lời không hay tôi mới có cuộc sống như ngày nay, tôi rất hiểu giá trị của lao động, mình phải siêng năng chịu khó, học hỏi, đồng thời trong quá trình sản xuất phải tích lũy kinh nghiệm và áp dụng cái mới, cái tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới mang lại năng suất, chất lượng cao..”. Cũng theo lời ông Đù, từ 7 năm trước đây kinh tế gia đình ông làm 3 ha lúa, 1ha trồng cây tràm nước, thu nhập thấp không cao, không đủ chi phí cho 2 đứa con đi học. Qua tìm tòi, học hỏi, kỹ thuật, kinh nghiệm cách trồng dừa ở nhiều nơi và chọn cây giống cho phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất, vợ chồng tôi bàn bạc với nhau quyết định trồng 1 ha cây dừa sim lai 340 cây (giống thường dùng ở địa phương) để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Ông Trần Thanh Phong - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đức Huệ và đoàn cán bộ của huyện, xã Mỹ Bình tham quan vườn dừa
Khi cây dừa mang lại hiệu quả kinh tế ổng định, năm 2019 vợ chồng ông tiếp tục trồng thêm 2 ha dừa kết hợp trồng xen cây mít, cùng một số loại cây ăn quả khác như dâu, măng cục, sầu riêng…để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện ông có 3 ha dừa với 1.000 cây. Bình quân mỗi tháng ông bán cho thương lái khoảng 5.000 trái dừa, giá bán khoảng 5.000đồng/1 trái, thu về được 25 triệu đồng, trừ chi phí ông còn thu nhập hơn 18 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, gia đình ông còn tận dụng bờ bao và khoảng 5 công đất vườn trồng các loại cây ăn trái và nuôi heo, nuôi cá. Nên giờ đây gia đình ông có nhà cửa khang trang, con cái ăn học thành tài, cuộc sống khá giả, ổn định. Hai vợ chồng ông giờ chỉ hưởng niềm vui tuổi già cùng con cháu. Với cuộc sống hiện tại của ông nhiều gia đình khác xung quanh mơ ước và phải phấn đấu theo ông. Đây là thành quả ông xứng đáng có được sau bao nổ lực, phấn đấu và vun trồng. Do vậy, không nói quá khi cho rằng: cây dừa mang lại cuộc sống khá giả cho người đi tiên phong mang nó về với Mỹ Bình, cũng như không quá khi nói sự xuất hiện của cây dừa gắng liền với tên của ông Lê Văn Đù - Ông hai Dừa.
Sau khi trồng cây dừa mang lại hiệu quả tốt, ông đã truyền lại kinh nghiệm cho một số hộ khác để chuyển đổi cây trồng như ông. Nhiều người đã tin ông và cùng thực hiện thành lập tổ hợp tác trồng dừa từ kinh nghiệm của ông. Hiện nay, Tổ hợp tác trồng dừa ở ấp 6 xã Mỹ Bình với tổng diện tích 26,1 hecta, có 11 thành viên. Với những kết quả như trên, nhiều năm liền ông đều đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” và đã được Ủy ban nhân dân huyên Đức Huệ tặng giấy khen năm 2017-2018 và Hội Nông dân tỉnh Long An công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2019-2020.
Giấy chứng nhận Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2019
Được biết không những làm kinh tế giỏi cho gia đình, ông còn tham gia các hoạt động xã hội, đi đầu trong các phong trào ở địa phương, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ các hộ khó khăn trong sản xuất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm ổn định cho lao động nghèo tại địa phương bằng cách thuê họ chăm sóc, làm cỏ vườn dừa. Mỗi năm tạo việc làm ít nhất 7 lao động và giúp đỡ cho 5 lượt hộ khó khăn về vốn, vật tư kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất.
Nói về những gì gặt hái được trong thời gian qua, ông chia sẻ “Là người dân ở địa phương, bản thân tôi luôn tâm niệm dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng phấn đấu phát triển kinh tế thay đổi cuộc sống gia đình, giúp đỡ người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn để góp phần phát triển kinh tế cho địa phương”.
Với tinh thần vượt khó, ý chí mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống và với tấm lòng nhân hậu, rộng lượng, thương người của vợ chồng Lê Văn Đù xứng đáng là tấm gương để nhiều người học hỏi, noi theo. Mong rằng, những tấm gương điển hình như ông, đã, đang và sẽ tiếp tục được nhân rộng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Các tin khác
- Hiệu quả từ một mô hình “Dân Vận khéo” ở Bình Đức (31/10/2024)
- Ông Ngô Văn Rạch - Chi hội Trưởng gương mẫu đi đầu trong các phong trào do địa phương phát động (20/10/2024)
- Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác (28/05/2024)
- Chị Trần Thị Ngọc Thuận học và thực hành công tác dân vận theo phong cách Bác (28/05/2024)
- Liêu Đức Tỉnh - Bí thư Chi bộ, Dân vận khéo (27/05/2024)
- Phan Ngọc Thắm - Chi hội trưởng Nông dân gương mẫu (27/05/2024)
- Mô hình Dân vận khéo trong vận động nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn (18/05/2024)
- Mô hình xây dựng nhà liền kề điểm dân cư biên giới (18/05/2024)
- Cần Đước - Mô hình Tự quản tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn (18/05/2024)
- Mô hình trồng rau sạch trong nhà màng (17/05/2024)
Trang đầu 1 2 3 4 Trang cuối
- TP.Tân An thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19
- Thành ủy Tân An ban hành văn bản chỉ đạo mạnh mẽ các biện pháp giãn cách xã hội
- Công văn 766-CV/TU, ngày 16/72021 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19
- Thường trực HĐND tỉnh công bố số điện thoại tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri
- Thông báo về việc tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2017
- Thông báo Nội dung thang điểm thi đua, khen thưởng, xếp loại trong phong trào TDBVANTQ
- TB Về việc nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc Tết Dương lịch năm 2017
- QĐ Về việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2016